Vấn nạn Doping trong bóng đá gây nên nhiều bê bối chấn động, đe dọa đến tính công bằng của các trận đấu. Cầu thủ sử dụng có thể đối mặt với những hình phạt nặng, hơn hết là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính họ. Vậy Doping là gì và chất này được quy định ra sao trong bộ môn thể thao vua? Hãy cùng Cakhiatv tìm hiểu.
Doping trong bóng đá là gì?
Doping là thuật ngữ được dùng trong thi đấu các bộ môn thể thao, tên gọi dựa trên từ Dope – chất gây nghiện. Chính thức được sử dụng kể từ năm 1889, với định nghĩa lúc bấy giờ là hỗn hợp dạng thuốc các chất kích thích trong đua ngựa.
Trong ngành Y, thuật ngữ này cũng được sử dụng như là tên gọi chung của các loại thuốc có khả năng kích thích hệ thần kinh người. Tác dụng cải thiện các chức năng cơ thể và khiến người dùng trở nên hưng phấn hơn.
Lý do Doping bị cấm
Doping trong bóng đá bị cấm tuyệt đối bởi những lý do như sau:
- Bảo vệ cho sức khỏe thể chất và cả tinh thần của các vận động viên
- Đảm bảo trận đấu đúng với tinh thần thể thao, lành mạnh và công bằng
- Tuân thủ các nguyên tắc khoa học trong huấn luyện và thi đấu
- Phá vỡ giá trị và các chuẩn mực đạo đức, ảnh hưởng đến hình ảnh thể thao
Vì sao cầu thủ lại sử dụng Doping dù bị cấm?
Là một chất bị cấm và kiểm soát nghiêm ngặt, vẫn có không ít cầu thủ bóng đá bị ma lực của Doping làm mất đi lý trí. Sử dụng Doping trong bóng đá giúp tăng cường hiệu suất thi đấu về cả thể chất lẫn tinh thần lên một cách đáng kinh ngạc.
Giúp cầu thủ hoạt động mạnh trong một thời gian dài không hề mệt mỏi thậm chí là không cảm nhận được đau đớn. Qua đó giả mạo một thành tích tốt hơn trong trận đấu, giành được những thứ hạng cao hơn.
Các dạng Doping trong bóng đá phổ biến
Hiện tại, có rất nhiều chất kích thích sử dụng trong thể thao được biết đến với tên gọi chung là Doping. Mỗi dạng lại có những công dụng cách hoạt động khác nhau, đa phần trong số chúng sẽ thuộc 3 nhóm sau:
- Nhóm tuần hoàn máu: chứa hoạt chất NESP hoặc ESP có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu và tăng cường hiệu suất vận chuyển oxy trong máu.
- Nhóm tăng cơ bắp: chứa các chất dạng steroid đồng hóa kích thích sản xuất androgen (nội tiết tố nam), loại hormone giúp tăng cường sự bền bỉ và hoạt động cơ bắp.
- Nhóm thần kinh: các chất cản trở dẫn truyền thần kinh, giải phóng các bộ phận của cơ thể khởi sự kiểm soát và giới hạn, khiến người sử dụng tạm thời không cảm nhận được sự mệt mỏi.
Quy định và xử phạt với cầu thủ dùng Doping trong bóng đá
Nhằm đảm bảo tính công bằng và khách quan của kết quả thi đấu, FIFA đã ban hành nhiều lệnh cấm với Doping. Cầu thủ không được phép sử dụng chất kích thích, Hormone tăng trưởng, chất ức chế giảm đau hay các chất khác có tính năng tăng cường thể chất.
Các cầu thủ có thể sẽ phải trải qua các đợt kiểm tra Doping thường xuyên mà không nhận được thông báo từ trước. Nếu phát hiện sử dụng các chất bị cấm, bị có thể đối mặt với án phạt hành chính và bị cấm thi đấu trong 1 khoản thời gian nhất định. Cụ thể:
- Với lần vi phạm đầu, cầu thủ Doping trong bóng đá sẽ bị cấm thi đấu tối đa 4 năm và chịu mức hình phạt có lên thể đến 5 triệu USD. Nếu vẫn tiếp tục tái phạm sử dụng chất cấm, có thể bị cấm vĩnh viễn và chịu các mức phạt tiền tương ứng.
- Trường hợp vô tình tiêu thụ các đồ ăn, thức uống có chứa chất dạng Doping, cầu thủ vẫn sẽ bị cấm thi đấu tối đa 2 năm.
- Cầu thủ nếu có hành vi thiếu hợp tác hoặc từ chối công tác kiểm tra Doping cũng đối mặt với nguy cơ bị cấm thi đấu.
- Ngoài ra, đội bóng chủ quản của cầu thủ bị phát hiện sử dụng Doping trong bóng đá cũng sẽ phải chịu những án phạt rất khiêm khắc.
Tác hại khó lường của vấn nạn Doping trong bóng đá
Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn, công bằng và tinh thần thể thao của trận đấu. Cầu thủ bị phát hiện sử dụng chất cấm cũng sẽ bị thu hồi thành tích, khiến người hâm mộ quay lưng và gần như mất đi cả sự nghiệp. Chưa dừng lại ở đó, việc sử dụng Doping trong bóng đá còn mang đến nhiều vấn đề sức khỏe khó lường. Có thể kể đến như:
- Hệ tim mạch: tăng nguy cơ cao huyết áp, tăng cholesterol và rối loạn nhịp tim, các bệnh tim mạch nghiêm trọng hay thậm chí là đột quỵ.
- Hệ thần kinh: gây ra rối loạn thần kinh, căng thẳng, lo âu, có thể dẫn đến loạn thần và nguy cơ tự tử.
- Sức khỏe tình dục: steroid anabolic và hormone tăng trưởng có thể gây nên tình trạng suy giảm hormone ở cả nam và nữ, ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng và gây rối loạn kinh nguyệt.
- Gan và thận: gây viêm hoặc suy gan do sử dụng thuốc thường xuyên và quá liều lượng cho phép. Hormone tăng trưởng và các chất tăng cường hiệu suất cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của thận.
- Tác hại về tâm lý: gây nên cảm giác lo lắng và căng thẳng, bởi cầu thủ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phát hiện sử dụng chất cấm.
Tạm kết
Trên thực tế, đã có không ít trường hợp cầu thủ bị phát hiện sử dụng Doping trong bóng đá. Họ đều đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng cho hành động gian lận này, thậm chí là nhanh chóng giã từ sự nghiệp quần đùi áo số.